Bạn muốn thành lập doanh nghiệp sơn nhưng lại không biết nên tiến hành như thế nào? Hồ sơ, thủ tục cụ thể ra sao? Cần đáp ứng điều kiện gì không? Đừng lo lắng! Bài viết sau của Vinagoal sẽ làm rõ trình tự mở công ty sản xuất sơn để bạn tham khảo và có được phương hướng để đăng ký và thành lập công ty sơn thành công.
1. Cơ sở pháp lý đăng ký thành lập doanh nghiệp sơn
Luật Doanh nghiệp năm 2020
Luật Doanh nghiệp năm 2020 là văn bản pháp luật quy định chung về tổ chức, hoạt động, giải thể và phá sản của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Luật Quản lý thuế
Luật Quản lý thuế quy định về quản lý thuế, bao gồm các nội dung sau:
- Nguyên tắc quản lý thuế
- Đối tượng chịu thuế
- Đối tượng nộp thuế
- Căn cứ tính thuế
- Phương pháp tính thuế
- Nơi nộp thuế
- Thời hạn nộp thuế
- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp, bao gồm các nội dung sau:
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Giải thể doanh nghiệp
Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg
Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam quy định về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, bao gồm các nội dung sau:
- Danh mục ngành kinh tế
- Phân cấp ngành kinh tế
Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH
Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam quy định về nội dung của hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, bao gồm các nội dung sau:
- Tên ngành kinh tế
- Mã ngành kinh tế
- Mô tả ngành kinh tế
Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật hóa chất;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật khác có liên quan
Ngoài các văn bản pháp luật nêu trên, thành lập công ty sơn còn cần tuân thủ các văn bản pháp luật khác có liên quan, chẳng hạn như:
- Luật Bảo vệ môi trường
- Luật Phòng cháy và chữa cháy
- Luật Xây dựng
Như vậy, ngành nghề kinh doanh sơn được xác định theo hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Mã ngành nghề kinh doanh sơn nước được quy định như sau:
- Mã ngành 2022: Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít.
- Mã ngành 20221: Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự, ma tít
- Mã ngành 46635: Buôn bán sơn, vecni
2. Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty sơn
- Vốn điều lệ mà doanh nghiệp kê khai, phải phù hợp với tính chất, điều kiện của doanh nghiệp.
- Số vốn tối thiểu cần có khi thành lập doanh nghiệp.
- Loại hình doanh nghiệp dự định đăng ký: trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, tư nhân, cổ phần. Ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh.
- Ngành nghề kinh doanh
- Tên công ty mà doanh nghiệp muốn đặt. Chú ý là tên không được trung lặp hoặc giống với công ty khác.
- Địa chỉ chính thức mà doanh nghiệp đặt làm văn phòng làm việc, công ty.
3. Điều kiện thành lập công ty sản xuất sơn
Sơn được sản xuất từ các thành phần cơ bản như dung môi, phụ gia, chất nhựa hay là chất màu. Những thành phần trên được xem là hóa chất. Vì vậy, để kinh doanh ngành nghề sơn thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sản xuất hóa chất có trong thành phần. Cụ thể tại theo quy định tại STT 45 Phụ lục IV Luật đầu tư 2020 là kinh doanh hóa chất, trừ hóa chất bị cấm theo Công ước quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và phá hủy vũ khí hóa học.
Trong quá trình sản xuất sơn, sẽ sử dụng nhiều nhiều loại hóa chất khác nhau: hóa chất công nghiệp, tiền công nghiệp, hóa chất hạn chế,… nên sẽ tùy vào từng loại hóa chất sẽ có các điều kiện tương ứng. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các điều kiện chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất. Nội dung cụ thể được quy định tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, và Điều 7 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP:
1. Điều kiện đối với nhà xưởng, kho chứa
“Điều 4. Yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa
- Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.
- Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
- Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.
- Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.
- Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.
- Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin: Mã nhận dạng hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó. Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
- Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.
- Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.
- Nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.”
2. Điều kiện đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì
“Điều 5. Yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì
- Công nghệ sản xuất hóa chất được lựa chọn đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây sự cố hóa chất, ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ.
- Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với chủng loại hóa chất và quy trình công nghệ, đáp ứng được công suất sản xuất, quy mô kinh doanh. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.
- Yêu cầu về bao bì
- a) Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển. Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng. Trước khi nạp hóa chất, cơ sở thực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- b) Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển. ( Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 32/2017/TT-BCT ”
3. Điều kiện đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất
“Điều 6. Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất
- Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.
- Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.
- Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.”
4. Điều kiện đối với hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất
“Điều 7. Yêu cầu đối với hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất
- Hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất phải được thực hiện tại địa điểm đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Thiết bị san chiết, đóng gói hóa chất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.
- Bao bì, vật chứa và nhãn hóa chất sau khi san chiết, đóng gói phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.
- Người lao động trực tiếp san chiết, đóng gói hóa chất phải được huấn luyện về an toàn hóa chất.”
4. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp sơn
Giai đoạn 1: Đăng ký thành lập công ty sơn
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty sơn
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sơn bao gồm những thủ tục:
– Hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân (bản sao có công chứng) nếu là cá nhân. Quyết định thành lập, giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương nếu là tổ chức.
– Danh sách cổ đông sở hữu cổ phần hoặc thành viên góp vốn trong công ty sơn.
– Điều lệ công ty sơn.
– Giấy đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ và chờ lấy kết quả
Doanh nghiệp sau khi hoàn tất hồ sơ thì cần mang hồ sơ lên nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch và đầu tư.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép sau 3 – 5 ngày. Còn nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan quản lý sẽ thông báo đến doanh nghiệp bằng văn bản.
Bước 3: Tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh thì công ty sơn cần thực hiện công bố nội dung đăng ký công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa là 30 ngày. Bởi theo như quy định, nếu doanh nghiệp không công bố thông tin công ty đúng thời hạn thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Bước 4: Thực hiện khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
Số lượng và hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, con dấu chính của công ty sơn cần có hình tròn và thể hiện được tên công ty cũng như mã số doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp phải công bố mẫu dấu công ty công khai đúng quy định.
Bước 5: Đăng ký mở tài khoản ngân hàng
Chủ công ty sơn mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu và chứng minh nhân dân đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản giao dịch cho công ty. Sau đó, làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định.
Bước 6: Đăng ký mua chữ ký số điện tử
Để đóng thuế trực tuyến và nộp báo cáo thuế, thì doanh nghiệp phải mua chữ ký số điện tử. Doanh nghiệp cũng cần yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế online cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán viên của doanh nghiệp sẽ sử dụng chữ ký số này để đóng thuế cho công ty sơn.
Bước 7: Tiến hành phát hành hóa đơn và treo bảng hiệu công ty
Công ty sơn cần thực hiện thôn báo phát hành hóa đơn và đặt in hóa đơn để sử dụng theo đúng quy định của luật doanh nghiệp. Hoặc mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.
Ngoài ra, sau khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần chuẩn bị bảng hiệu công ty để treo ở địa chỉ công ty.
Bước 8: Tiến hành nộp tờ kê khai thuế và đóng thuế
Công ty cần nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh trong vòng 30 ngày, nêu không sẽ bị xử phạt hành chính.
Sau khi thành lập công ty thì doanh nghiệp sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế cơ bản như: Thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi kết thúc năm tài chính; Thuế giá trị gia tăng theo quý báo cáo của doanh nghiệp; Thuế môn bài.
Bước 9: Tiến hành góp vốn vào công ty sơn
Doanh nghiệp sau khi có giấy phép thành lập công ty sơn thì cần tiến hành góp đủ số vốn đã cam kết trong vòng tối đa 90 ngày. Có thể góp vốn bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác.
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ.
Giai đoạn 2: Hoàn tất hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề liên quan tới lĩnh vực kinh doanh sơn
Khi hoàn tất thủ tục thành lập đăng ký doanh nghiệp cho công ty sơn, thì chủ doanh nghiệp cần làm thủ tục xin cấp đúng các loại giấy phép liên quan tới hóa chất mà mình sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sơn. Về thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục để xin cấp các giấy phép con được quy định tại các điều trong Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Nội dung cụ thể như sau:
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
- Thẩm quyền cấp phép
Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thẩm định và cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất.
- Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ sẽ được chia thành hai trường hợp là Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất.
Đối với hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
“Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
- a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;
- b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- c) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- d) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa.
- e) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất;
- g) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;
- h) Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;
- i) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.”
2. Đối với hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất
“Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;
- b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- c) Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
- d) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
- g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;
- h) Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
- i) Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;”
3. Trình tự cấp phép
“3. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
- a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 6 Điều này;
- b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm c khoản này;
- c) Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.”
5. Dịch vụ tư vấn và đăng ký thành lập doanh nghiệp sơn của Vinagoal
Tư vấn thành lập doanh nghiệp sơn của Vinagoal bao gồm các nội dung sau:
Tư vấn về các loại hình doanh nghiệp sơn
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp sơn có thể được thành lập dưới các loại hình sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
Mỗi loại hình doanh nghiệp sơn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, khi tư vấn, các chuyên gia sẽ giúp khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Tư vấn chọn người đại diện theo pháp luật
Trong trường hợp chủ công ty sơn chọn loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thì cần phải có người đại diện theo pháp luật với chức danh như Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch,… Đây là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
Tư vấn về vốn góp thành lập doanh nghiệp sơn
Vốn góp thành lập doanh nghiệp sơn là tổng giá trị tài sản mà các thành viên, cổ đông cam kết góp vào doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vốn góp thành lập doanh nghiệp sơn phải được góp đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.
Khi tư vấn, các chuyên gia của Vinagoal sẽ giúp khách hàng xác định mức vốn góp phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sơn
Tư vấn về ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp sơn có thể kinh doanh các ngành nghề sau:
- Sản xuất sơn
- Bán buôn sơn
- Bán lẻ sơ
Tư vấn về tên doanh nghiệp sơn
Tên doanh nghiệp sơn phải đáp ứng các quy định sau:
- Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký
- Không vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:
“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”
Xu hướng các doanh nghiệp mới thành lập thường đặt tên liên quan đến những ngành nghề dự định kinh doanh hiện tại và cả các ngành có thể phát triển trong quá trình kinh doanh sau này. Hoặc bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp ghép kèm các từ tiếng Anh.
Địa chỉ trụ sở công ty: Địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm: 4 cấp
“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”
Tư vấn về trụ sở chính của doanh nghiệp sơn
Trụ sở chính của doanh nghiệp sơn là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp, nơi giao dịch của doanh nghiệp với khách hàng và các cơ quan nhà nước.
Tư vấn về hồ sơ thành lập doanh nghiệp sơn
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sơn bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ doanh nghiệp
- Danh sách thành viên/cổ đông
- Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng trụ sở chính
Tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp sơn
Thủ tục thành lập doanh nghiệp sơn được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Sau khi được tư vấn, khách hàng có thể tự mình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp sơn hoặc ủy quyền cho các chuyên gia thực hiện.
- Nếu tự mình thực hiện, khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật. Sau đó, nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp sơn đặt trụ sở chính.
- Nếu ủy quyền cho các chuyên gia thực hiện, khách hàng cần cung cấp cho các chuyên gia các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện thủ tục.
Trên đây là thông tin về thành lập doanh nghiệp sơn các bạn có thể tham khảo qua. Dịch vụ tư vấn và thành lập doanh nghiệp sơn của Vinagoal là một giải pháp toàn diện và chuyên nghiệp cho những ai muốn kinh doanh trong ngành công nghiệp sơn. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu và hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Mọi chi tiết xin liên hệ qua hotline 098 204 2088 để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Tại sao nên chọn mở đại lý sơn Vinagoal