Khám phá quy trình sơn chống thấm ngoài trời đúng chuẩn kỹ thuật

quy trình sơn chống thấm

Sơn chống thấm là một loại sơn có tác dụng ngăn chặn nước thấm vào bề mặt vật liệu, bảo vệ các công trình xây dựng khỏi sự phá hủy do nước và độ ẩm. Do vậy, để đảm bảo chất lượng công trình, việc nắm rõ quy trình sơn chống thấm ngoài trời hay trong nhà rất quan trọng. Hãy tìm hiểu ngay quy trình sơn chống thấm đúng chuẩn được chia sẻ bởi chuyên gia Vinagoal qua bài viết dưới đây nhé!

1. Lợi ích của sơn chống thấm ngoài trời

lợi ích sơn chống thấm
Sơn chống thấm ngoài trời giúp ngăn chặn thấm dột, chống ẩm mốc

Ngăn chặn thấm dột, chống ẩm mốc

Thấm dột là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các hư hỏng cho công trình, đặc biệt là các công trình xây dựng ở khu vực có khí hậu ẩm ướt. Sơn chống thấm ngoài trời có tác dụng ngăn chặn nước thấm vào bề mặt công trình, giúp bảo vệ công trình khỏi các hiện tượng thấm dột, chống ẩm mốc, từ đó kéo dài tuổi thọ của công trình.

Tăng tính thẩm mỹ

Ngoài tác dụng chống thấm, sơn chống thấm ngoài trời còn có tác dụng trang trí, giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Loại sơn này có nhiều màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau

Tiết kiệm chi phí

Thực tế cho thấy, việc sử dụng sơn chống thấm ngoài trời ngay từ ban đầu sẽ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, khắc phục các hư hỏng do thấm dột gây ra.

An toàn cho sức khỏe

Các loại sơn chống thấm ngoài trời hiện nay đều được sản xuất từ các nguyên liệu an toàn, không chứa các chất độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Để đảm bảo hiệu quả chống thấm, cần lựa chọn loại sơn chống thấm ngoài trời phù hợp với bề mặt công trình và điều kiện thời tiết tại khu vực. Ngoài ra, cần thi công sơn đúng kỹ thuật để đạt được hiệu quả tối ưu.

2. Các nguyên tắc khi thi công sơn chống thấm ngoài trời

Trong quá trình xây dựng, việc sử dụng sơn chống thấm ngoài trời là một trong những bước quan trọng để đảm bảo tính an toàn và độ bền cho công trình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất khi thi công sơn chống thấm ngoài trời, bạn sẽ cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng.

Nguyên tắc 1: Chống thấm từ phía có nguồn nước (chống thấm thuận)

sơn chống thấm vinagoal
Chống thấm từ phía có nguồn nước (chống thấm thuận)

Sơn chống thấm nên được áp dụng trên bề mặt tường từ phía có nguồn nước như mưa, ẩm ướt, nấm mốc từ môi trường xung quanh… nhằm ngăn chặn nước từ bên ngoài thâm nhập vào tường. Điều này giúp người dùng thực hiện quy trình chống thấm một cách chủ động hơn, tăng độ bền và tuổi thọ cho công trình, mang lại hiệu quả cao.

Nguyên tắc 2: Chống thấm phía sau nguồn nước (chống thấm ngược)

quy trình sơn chống thấm
Chống thấm phía sau nguồn nước (chống thấm ngược)

Đây là một nguyên tắc chống thấm bị động áp dụng khi không thể chống thấm ở phía trước nguồn nước, thường được sử dụng trong trường hợp nước đã thấm vào trong kết cấu của tường hoặc một vật liệu khác. Khi đó, việc chống thấm sẽ được thực hiện ở phía bên trong kết cấu để ngăn ngừa nước tiếp tục thấm qua.

Tuy nhiên, phương pháp chống thấm ngược chỉ mang tính tạm thời và không thể hiệu quả như phương pháp chống thấm thuận.

Nguyên tắc 3: Chống thấm nhiều tầng nhiều lớp (2-3 lớp)

Nghĩa là bạn dùng các biện pháp chống thấm liên tiếp nhau, thay vì chỉ chống thấm 1 lần là xong. Cách thi công này, giúp cho tường đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất.

Chẳng hạn, đối với những bề mặt gồ ghề, cách quét sơn chống thấm đúng là bạn không thể chỉ quét sơn thôi mà cần đặc biệt chú ý đến những vị trí không được bằng phẳng này để đảm bảo được hiệu quả chống thấm.

Đối với bề mặt có kết cấu bê tông, sẽ cần phải đầm chặt bê tông trước khi quét sơn để tăng thêm khả năng ngăn nước từ bên ngoài vào.

Nguyên tắc 4: Vệ sinh thật kỹ bề mặt tường trước khi chống thấm

lợi ích sơn chống thấm
Vệ sinh thật kỹ bề mặt tường trước khi chống thấm

Bề mặt thi công cần được làm sạch, khô ráo và không có bụi bẩn, dầu mỡ… Các vết nứt, lỗ hổng trên bề mặt cần được trám trét bằng vữa xi măng hoặc vật liệu chống thấm chuyên dụng.

Nguyên tắc 5: Pha sơn chống thấm đúng tỉ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Tỉ lệ pha sơn chống thấm phụ thuộc vào loại sơn chống thấm cụ thể. Thông thường, tỉ lệ pha sơn chống thấm được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn pha sơn của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng sơn chống thấm khi sơn lên tường. Nếu  pha sơn quá đặc, màng phủ sẽ dày, khó thấm nước nhưng dễ bị bong tróc. Ngược lại, nếu pha sơn quá loãng, màng phủ sẽ mỏng, dễ bị thấm nước.

Nguyên tắc 6: Lựa chọn sơn chống thấm phù hợp

sơn chống thấm
Lựa chọn sơn chống thấm phù hợp của những thương hiệu sơn uy tín

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm khác nhau. Để lựa chọn được loại sơn chống thấm phù hợp, cần căn cứ vào các yếu tố như:

  • Loại bề mặt thi công: bê tông, tường gạch,…
  • Điều kiện thời tiết: vùng có khí hậu mưa nhiều, vùng có khí hậu khô hạn,…
  • Mức độ chống thấm yêu cầu

Nguyên tắc 7: Sử dụng các công cụ phù hợp

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi thi công sơn chống thấm ngoài trời, bạn cần sử dụng các công cụ phù hợp như cọ quét, con lăn hoặc súng phun sơn. Việc sử dụng các công cụ phù hợp giúp cho sơn được phân bố đều trên bề mặt và đảm bảo tính đồng nhất của lớp sơn.

Nguyên tắc 8: Sơn chống thấm ngoài trời khi thời tiết khô ráo

sơn chống thấm
Sơn chống thấm ngoài trời khi thời tiết khô ráo

Bề mặt cần chống thấm phải thật khô ráo bởi nếu ẩm ướt sẽ khiến lớp sơn chống thấm ngoài trời bị phồng rộp hoặc sinh nấm mốc. Do vậy, quy trình sơn chống thấm ngoài trời nên được thực hiện vào những ngày khô ráo. Tuy nhiên, cũng cần tránh thi công sơn chống thấm khi trời nắng gắt hoặc khi bề mặt thi công có nhiệt độ cao.

3. Quy trình thi công sơn chống thấm ngoài trời hiệu quả

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

quy trình sơn chống thấm
Sau khi tường đã được làm nhẵn, chúng cần được vệ sinh sạch sẽ, diệt rêu mốc

Bước đầu tiên trong quy trình thi công sơn chống thấm là chuẩn bị bề mặt thi công. Bề mặt thi công cần được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất.

  • Đối với bề mặt tường cũ, cần loại bỏ lớp sơn cũ, lớp rêu mốc, các vết nứt, bong tróc.
  • Đối với bề mặt bê tông mới, cần để bề mặt khô ráo, đạt cường độ tối thiểu 28 ngày.

Bước 2: Xử lý các vị trí thấm dột

Nếu bề mặt thi công có các vị trí thấm dột, cần xử lý các vị trí này trước khi thi công sơn chống thấm. Các vị trí thấm dột có thể được xử lý bằng các phương pháp như:

  • Đục bỏ các vị trí thấm dột, trám vữa không co ngót, sau đó sơn chống thấm.
  • Sử dụng màng chống thấm gốc xi măng, màng chống thấm gốc polyurethane… để xử lý các vị trí thấm dột.

Sau đó, để cho bề mặt khô hoàn toàn trước khi tiến hành sơn.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ thi công

Đối với sơn chống thấm tường, dụng cụ thi công sẽ là cọ quét, con lăn hoặc súng phun sơn.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chuẩn bị thêm thang gấp để sơn trên những bức tường cao hơn. Hoặc đối với nhà cao tầng thì cần có giàn giáo để đảm bảo quá trình thi công được diễn ra thuận lợi và an toàn nhất có thể.

Bước 4: Tiến hành pha sơn

các loại sơn chống thấm
Pha sơn chống thấm theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất

Đối với sơn chống thấm pha xi măng:

  • Chuẩn bị vật liệu sơn tốt nhất, phù hợp với bề mặt, hạng mục thi công chống thấm
  • Đọc kỹ hướng dẫn pha trộn sơn trên bao bì hướng dẫn cả sản phẩm.
  • Chuẩn bị hỗn hợp sơn chống thấm, xi măng, nước theo tỉ lệ tiêu chuẩn
  • Pha xi măng với nước sau đó trộn với sơn chống thấm, khuấy thật đều hỗn hợp lại trước khi thi công sơn.

Đối với sơn chống thấm màu:

Sơn chống thấm màu thường được pha trộn sẵn trong bao bì. Khi mua về, bạn chỉ việc khuấy trộn đều sau đó thi công sơn trực tiếp lên bề mặt thi công.

Bước 5: Tiến hành thi công sơn lót chống thấm

Đối với công trình sử dụng sơn chống thấm màu, cần tiến hành thi công 1-2 lớp sơn lót trước khi sơn. Loại sơn lót thường sử dụng có màu trắng, được sơn đều với độ dày vừa phải.

Lưu ý: Phải đợi khô lớp sơn thứ nhất mới tiến hành sơn lớp lót thứ 2 khi thực hiện sơn 2 lớp sơn lót.

Nên sơn tối thiểu từ 1-2 lớp sơn lót. Theo khuyến nghị thì mỗi lớp sơn cách nhau khoảng 1 tiếng.

Bước 6: Thi công lớp sơn chống thấm phủ hoàn thiện

sơn chống thấm ngoài trời
Thi công lớp sơn chống thấm phủ hoàn thiện

Sau khi sơn lót, bạn cần tiến hành thi công lớp sơn cuối cùng là lớp sơn phủ chống thấm. Nên thi công từ 2-3 lớp sơn phủ, các lớp sơn mỏng, nhẹ, đảm bảo độ che phủ tốt nhất.

Các lớp sơn cần 1-2 tiếng để khô bề mặt và 6-8 tiếng để khô hoàn toàn.

Cụ thể,

Với sơn chống thấm kết hợp xi măng

Đầu tiên chúng ta sử dụng rulo hoặc chổi cọ, phủ một lớp sơn lên bề mặt cần chống thấm. Lưu ý cần phủ đều để đạt hiệu quả tối ưu.

Tiếp đó, đợi cho lớp sơn đầu ổn định từ 6 đến 8 tiếng thì tiến hành sơn lớp thứ hai. Các bạn có thể cân nhắc sơn thêm lớp thứ 3 với những bề mặt dễ bị thấm nước. Lớp thứ 3 cũng sẽ cách lớp thứ 2 từ 6 đến 8 tiếng.

Cuối cùng, các bạn cần chờ từ 1 đến 2 ngày cho màng sơn này khô rồi mới chuyển sang sơn các bước hoàn thiện khác. Thời gian để lớp sơn này khô hoàn toàn sẽ là 7 ngày.

Với sơn chống thấm màu

Cũng tương tự như những sản phẩm khác, bước đầu tiên chúng ta cũng sẽ dùng rulo hoặc chổi cọ để lăn một lớp mỏng lên bề mặt tường đã để khô và sạch sẽ.

Sau đó, cần đợi từ 1 đến 2 tiếng rồi tiếp tục sơn lớp thứ 2. Để hiệu quả chống thấm được nâng cao hơn thì chúng ta nên sơn thêm lớp thứ 3 cũng cách lớp thứ 2 từ 1 đến 2 tiếng

Độ cứng của sơn sẽ đạt mức tuyệt đối sau 2 ngày sơn.

Bước 7: Kiểm tra và nghiệm thu

quy trình sơn chống thấm
Sau ít nhất 8 tiếng sau khi sơn chống thấm có thể kiểm tra độ chống thấm với nước

Sau khi đã hoàn thành quy trình thi công sơn chống thấm trong nhà, bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng không có vết thấm nước hay các lỗ nhỏ trên bề mặt tường. Nếu phát hiện có vết thấm, bạn cần phải sửa chữa ngay để đảm bảo tính hiệu quả của lớp sơn chống thấm.

Sau ít nhất 8 tiếng có thể kiểm tra độ chống thấm với nước. Nếu bề mặt chống thấm đạt tiêu chuẩn công trình có thể được đưa vào sử dụng.

Bề mặt tường sẽ đáp ứng tốt hiệu quả chống thấm tốt sau 7 ngày thi công.

Trên đây là quy trình sơn chống thấm ngoài trời đúng chuẩn kỹ thuật. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn thực hiện việc sơn chống thấm ngoài trời một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá chất lượng sơn chống thấm cho công trình của bạn

Trả lời