Thông tin Sơn phủ sàn công nghiệp Epoxy
Sơn phủ sàn công nghiệp Epoxy của Vinagoal là dòng sơn hai thành phần và được kết hợp bởi ba hóa chất hóa học là: Polymide, Epichlorohydrin và Bisphenol-A. Sơn phủ được dùng để sơn lớp cuối cùng trước khi hoàn thiện thi công với nhiệm vụ bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Đặc điểm nổi bật của sơn phủ sàn Epoxy
- Khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau như: kim loại, bê tông,…
- Chịu được trong môi trường muối biển, hóa chất và axit.
- Khả năng chống ăn mòn và chống thấm nước cực tốt.
- Đây là dòng sơn chống tĩnh điện, chống trơn trượt.
- Sơn phủ đa dạng về màu sắc.
- Màu sơn bám tốt, cứng và dẻo dai.
- Bề mặt công trình được sơn phủ Epoxy bề màu, dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
Quy trình thi công sơn phủ Epoxy
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Trước khi thi công cần vệ sinh sạch sẽ sàn nhà xưởng để giúp sơn phủ có khả năng bám dính tốt nhất. Đối với khu vực bê tông lồi lõm, các bạn hãy dùng bột trét chuyên dụng để lấp đầy. Sau đó chà nhám toàn bộ bề mặt nền bê tông. Cuối cùng, dùng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất và bụi bẩn bám trên bề mặt sàn.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót Epoxy
Sau khi vệ sinh về mặt thi công, bạn tiến hành lăn một lớp sơn lót Epoxy. Đây là lớp trung gian giúp chống thấm cho bề mặt sàn đồng thời tạo sự liên kết giữa sàn bê tông và sơn Epoxy.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ Epoxy hoàn thiện
Đây là lớp sơn cuối cùng khi thi công chống thấm. Nếu dùng sơn phủ hệ tự san phẳng thì các bạn nên sơn 1 lớp. Còn dùng sơn phủ hệ lăn thì số lớp sơn sử dụng là 2 lớp.
Thi công sơn phủ tự san phẳng đòi hỏi người sơn phải có chuyên môn và cần 3 người để hoàn thành. Một người đổ sơn, người gạt sơn và một người dùng lu lăn gai để phá bọt khí.
Bước 4: Nghiệm thu thi công
Công trình thi công sơn phủ sàn Epoxy hoàn thiện và đạt chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nền sơn đều màu, không bị loang lổ.
- Bề mặt sơn nhẵn, phẳng.
- Trong vòng 1 ngày phải khô hoàn toàn.
- Khả năng chống trơn trượt hiệu quả.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.