Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sơn nước

sơn nước

Khi sơn nội thất hoặc ngoại thất, việc chọn lựa sơn nước chất lượng là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại sơn nước khác nhau, và việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sơn nước cũng là điều cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng Vinagoal tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Thành phần chính cấu tạo sơn nước

kinh nghiệm mua sơn nước
Sơn nước được cấu tạo từ nhiều thành phần như nước, dung môi, bột màu, chất kết dính… 

Nước: Nước là thành phần chính của sơn nước, chiếm phần lớn thể tích. Nước được sử dụng để tạo thành môi trường phân tán cho các thành phần khác trong sơn và giúp sơn dễ dàng lan truyền và khô nhanh.

Nhựa acrylic hoặc nhựa latex: Nhựa acrylic hoặc latex là thành phần chính để tạo thành lớp màng sơn trong sơn nước. Nhựa này có tính chất linh hoạt và đàn hồi, giúp sơn bám chặt lên bề mặt và chịu được sự co giãn và chịu mài mòn.

Dung môi: Dung môi là thành phần sơn chiếm từ 10% đến 30% giúp hòa tan bột màu và nhựa. Tùy vào sự phân cực của nhựa mà mỗi nhà sản xuất sẽ quyết định dùng dung môi gì.

Bột màu: Gồm có bột màu gốc, bột chống gỉ, bột màu bổ sung. Những thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màu, tạo độ cứng và độ bền của màng sơn. Bột màu có hai loại là vô cơ và hữu cơ. Cụ thể:

  • Màu vô cơ (hay còn được gọi là màu tự nhiên). Loại màu này được tạo nên bằng cách nghiền mịn các vật liệu thiên nhiên. Nhóm vật liệu này gồm có: đá phấn trắng, minium sắt màu nâu đất; nioni thiên nhiên khô có màu nâu hồng, than chì có màu xám. Loại màu này cho độ che phủ cao và khá bền màu.
  • Màu hữu cơ (hay còn gọi là màu tổng hợp). Loại màu này cho những tone màu tươi sáng và đa dạng hơn. Tuy nhiên lại có độ bền màu thấp và độ che phủ cũng không cao bằng màu màu vô cơ.

Chất kết dính: Chất kết dính được sử dụng để điều chỉnh độ nhớt của sơn, đảm bảo sơn có độ nhớt phù hợp để dễ dàng sử dụng và tạo ra lớp màng mịn màng.

Bột độn: Bột độn là thành phần có chức năng làm tăng một số tính chất của sản phẩm như độ bóng, độ cứng hay độ mượt… giúp việc thi công sơn trở nên dễ dàng và còn có thể giúp kiểm soát độ lắng của sơn. Một số chất độn thường được các nhà sản xuất sử dụng cho sơn như: Carbonate, Kaolin Oxit titan, Talc…

Chất phụ gia: Sơn nước có thể chứa các chất phụ gia để cải thiện khả năng lan truyền, chống bong tróc, kháng khuẩn, chống tia cực tím, chống thấm nước hoặc cung cấp tính chất chống cháy. Các chất phụ gia này có thể là chất ổn định, chất kháng khuẩn, chất chống oxy hóa, chất chống nấm mốc, chất chống tạo bọt, chất chống chảy, chất tạo màng, chất tạo mùi và nhiều chất khác.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sơn nước

Chất lượng nguyên liệu

sơn nước
Chất lượng nguyên liệu sản xuất sơn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sơn nước thành phẩm

Chất lượng nguyên liệu là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của sơn nước. Như đã đề cập, để tạo ra sơn nước cần sự kết hợp của nhiều thành phần như nước, chất kết dính, bột độn, dung môi… Mỗi thành phần sẽ có một vai trò nhất định để tạo ra sản phẩm sơn nước chất lượng như nhựa acrylic thường được sử dụng trong sơn nước do khả năng tạo màng sơn mịn, bóng và độ bền cao; chất phụ gia như chất chống oxy hóa, chất tạo độ nhớt, chất tạo bóng… đều ảnh hưởng đến đặc tính và chất lượng cuối cùng của sản phẩm sơn.

Nếu nguyên liệu sử dụng có chất lượng cao, sơn sẽ có độ bền, độ bám dính, độ che phủ, khả năng chống thấm… tốt. Ngược lại, nếu nguyên liệu sử dụng có chất lượng thấp, sơn sẽ có chất lượng kém, dễ bị bong tróc, phai màu…

Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất sơn nước cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sơn. Công nghệ sản xuất sơn nước hiện đại sẽ giúp tạo ra sơn có chất lượng cao, đồng đều, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Quá trình sản xuất

tại sao nên chọn mở đại lý sơn vinagoal
Đảm bảo quy trình sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại
  • Phương pháp khuấy trộn nhẹ nhàng và hiệu quả giữa các thành phần sẽ tạo ra sơn có độ nhớt và độ bám dính tốt.
  • Điều kiện sản xuất: Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trong quá trình sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng đến tính chất của sơn nước.

Điều kiện bảo quản và vận chuyển

Sau khi sản xuất là thành phẩm sơn nước, sơn cần được bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để tránh hiện tượng đông đặc hoặc biến chất. Sơn cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển sơn nước cũng cần phải đảm bảo không bị va đập, rung động mạnh để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc phân tử của sơn.

Điều kiện thi công

sơn chống thấm
Bề mặt thi công cần được xử lý kỹ và thi công trong điều kiện thời tiết thích hợp

Thời tiết cũng ảnh hưởng tới chất lượng sơn. Hầu hết các sản phẩm sơn cao cấp đều được biệt hoá để thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam. Tuy nhiên, nếu thi công sơn trong các điều kiện thời tiết không thích hợp thì sẽ làm giảm chất lượng màng sơn.

Thi công với tường quá ẩm hay quá khô cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng tường sau khi thi công. Độ ẩm của tường khi thi công ở mức 20-30% là hợp lý nhất. Bề mặt tường cần được xử lý sạch sẽ, khô ráo trước khi thi công sơn.

Cách thi công

Thợ thi công cần có kỹ thuật thi công tốt, đảm bảo sơn được thi công đúng quy trình, đúng kỹ thuật.

Về cơ bản, quy trình thi công sơn chuẩn sẽ gồm 5 bước. Mỗi bước đều có một vai trò quan trọng trong việc tạo nên bề mặt sơn hoàn hảo.

  • Xử lý bề mặt: tăng khả năng bám dính cho màng sơn, tăng tuổi thọ.
  • Chống thấm: giúp tăng độ bền cho màng sơn, hạn chế nấm mốc, đảm bảo kết cấu tường.
  • Trét bột bả: tăng khả năng liên kết giữa tường và màng sơn, tạo bề mặt tường bằng phẳng.
  • Sơn lót: Tăng độ bền liên kết giữa lớp bột bả và sơn phủ, chống kiềm, giúp màu sắc sơn chuẩn.
  • Sơn phủ: tạo màu, là lớp ngoài cùng giúp bảo vệ bề mặt tường.

Cách bảo quản sơn nước thừa

sơn chống thấm ngoài trời
Bảo quản sơn thừa trong điều kiện thích hợp và nên sử dụng trong khoảng 6 tháng – 1 năm để đảm bảo chất lượng sơn

Sơn còn lại sau khi đã pha nước sẽ để được trong khoảng 6 tháng – 1 năm trong thùng. Tuy nhiên nếu để lại lâu quá thì tính năng của sơn có thể không hiệu quả bằng sơn mới, cũng dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng công trình thi công.

Còn nếu thùng sơn đã mở nắp (chưa pha nước) thì tốt nhất nên sử dụng trước và sau 1 năm (kể cả đã đậy nắp kín). Vì khi mở nắp 1 số dung môi sẽ bay ra và sơn trong thùng sẽ phản ứng hóa học với môi trường trong không khí, chất lượng sơn sẽ không được đảm bảo như lúc đầu.

3. Một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng sơn nước để đảm bảo chất lượng

sơn chống thấm
Những lưu ý khi lựa chọn và sử dụng sơn nước để đảm bảo chất lượng
  • Lựa chọn sơn của các thương hiệu uy tín, hãng sơn nước được nhiều người tin dùng trên thị trường.
  • Tham khảo thông tin sản phẩm trước khi mua, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua, đảm bảo sản phẩm còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng.
  • Sử dụng sơn nước đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Quá trình chăm sóc và bảo dưỡng sau khi sơn cũng cần phải lưu ý. Bề mặt tường cần phải được che chắn và ít nhất là sau 5 – 7 ngày mới có thể đưa vào sử dụng được.

Trên đây là chia sẻ về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sơn nước. Hy vọng qua bài viết, đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để chọn và sử dụng sơn nước phù hợp, đảm bảo chất lượng công trình.

Xem thêm: Top những màu sơn nước ngoại thất được ưa chuộng hiện nay

Trả lời